CSKH: 0764689868 Hỗ trợ trực tuyến
Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày Lễ, từ 6h00 - 22h00

Bán Hàng Showroom

Để đóng góp ý kiến, khiếu nại, thắc mắc về sản phẩm và dịch vụ, quý khách vui lòng Click Gửi ý kiến Hoặc gọi số hotline: 0981855227
BẤM HUYỆT TRỊ LIỆU TĂNG TIẾT MỒ HÔI
-25%

BẤM HUYỆT TRỊ LIỆU TĂNG TIẾT MỒ HÔI

Còn hàng
300.000đ 400.000đ
Đánh giá:
Lượt xem:
1392
Đổ mồ hôi nhiều và những phiền toái mà nó gây ra ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của “khổ chủ” nhất là đối với những ai vừa ra mồ hôi nhiều cộng thêm với mùi cơ thể. Tùy từng vị trí đổ mồ hôi mà vấn đề mỗi người gặp phải sẽ khác nhau
Số lượng:
Thêm vào giỏ

1. Tổng quan về tăng tiết mồ hôi 

 

  • Bệnh tăng tiết mồ hôi là tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều kể cả trong những tình huống bình thường. Những vùng trên cơ thể thường tiết nhiều mồ hôi là nách, bàn tay và bàn chân. Đôi lúc, mồ hôi tiết ra nhiều đến mức người bệnh luôn có cảm giác ẩm ướt khó chịu vùng bàn tay hay nách, khó khăn trong giao tiếp (ngại bắt tay với người khác).
  • Thông thường, các tuyến mồ hôi chỉ hoạt động mạnh nếu nhiệt độ môi trường cao, hay khi bạn bị sốt, tham gia các hoạt động thể chất cường độ cao hoặc trong trạng thái lo lắng, căng thẳng. Ở điều kiện thời tiết và thể chất bình thường, các dây thần kinh báo hiệu đổ mồ hôi sẽ không phát tín hiệu. Nhưng đối với những người bị chứng tăng tiết mồ hôi, những dây thần kinh này hoạt động mạnh trong mọi hoàn cảnh. Kết quả là người bệnh bị đổ mồ hôi mọi lúc, kể cả khi đang ở trong môi trường mát mẻ hoặc lúc nghỉ ngơi, một số người thậm chí còn đổ mồ hôi trong khi bơi.

2. Nguyên nhân gây hội chứng tăng tiết mồ hôi
 

Tăng tiết mồ hôi nguyên phát


Tăng tiết mồ hôi nguyên phát còn được gọi là chứng tăng tiết mồ hôi khu trú. Đây là tình trạng tự phát không có nguyên nhân thực thể. Trong nhóm này, người bệnh gặp tình trạng tiết ra quá nhiều mồ hôi do kích thích quá mức từ các dây thần kinh đến tuyến mồ hôi. Theo đó, mồ hôi thường tiết nhiều ở tay, nách, mặt hay bàn chân. Tình trạng này thường phát sinh từ khi còn nhỏ và đôi khi có tính chất di truyền.

Tăng tiết mồ hôi thứ phát


Trong trường hợp này, người bệnh đổ quá nhiều mồ hôi do nguyên nhân bệnh lý hoặc thuốc. Khác với tình trạng nguyên phát, tăng tiết mồ hôi thứ phát có xu hướng xảy ra trên toàn bộ hoặc một vùng cơ thể thay vì chỉ ở bàn tay, nách, mặt hoặc bàn chân. Đặc biệt, hội chứng này có nhiều khả năng khiến người bệnh tiết nhiều mồ hôi trong lúc ngủ.

Các tình trạng sức khỏe hoặc bệnh lý được xem là nguyên nhân kích thích tăng tiết mồ hôi thứ phát bao gồm:

  • Mang thai
  • Bệnh đái tháo đường
  • Cường giáp
  • Mãn kinh
  • Béo phì
  • Bệnh Parkinson
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Lymphoma
  • Bệnh gout
  • Bệnh lý nhiễm trùng
  • Đau tim hoặc suy tim
  • Suy hô hấp
  • Căng thẳng, lo lắng thái quá
  • Lạm dụng rượu bia hoặc chất kích thích
  • Một số bệnh ung thư
  • Trong khi đó, một số loại thuốc cũng là tác nhân gây đổ mồ hôi quá nhiều, như:
  • Thuốc chữa bệnh Alzheimer
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc điều trị đái tháo đường: insulin và sulfonylureas
  • Pilocarpine (thuốc chữa bệnh tăng nhãn áp)

3. Triệu chứng tăng tiết mồ hôi


Có nhiều dấu hiệu giúp nhận biết tình trạng tăng tiết mồ hôi. Nếu có 2 trong số những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đi khám sớm: 

  • Tiết mồ hôi ở đối xứng hai bên cơ thể;
  • Mồ hôi tiết nhiều đến mức gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày;
  • Tần suất ít nhất 1 lần/tuần;
  • Xuất hiện triệu chứng trước 25 tuổi;
  • Có tiền sử gia đình (cha mẹ hoặc anh chị em ruột) mắc bệnh;
  • Mồ hôi đổ nhiều vào ban ngày, ban đêm không đổ mồ hôi hoặc mồ hôi tiết không đáng kể.

Cùng với các biểu hiện cho thấy bạn bị ra mồ hôi tay chân nhiều, bác sĩ sẽ dựa trên chỉ số HDSS (Hyperhidrosis Disease Severity Scale – Thang đo độ nặng tăng tiết mồ hôi). Số điểm thu được sẽ giúp đánh giá tình trạng đổ mồ hôi nhiều ảnh hưởng đến cảm xúc và hoạt động của bạn như thế nào, từ đó xây dựng phác đồ điều trị hợp lý:

  • 1 điểm: Tiết mồ hôi mà không đáng lo ngại và người bệnh không gặp trở ngại trong các hoạt động thường ngày;
  • 2 điểm: Đổ mồ hôi có thể chấp nhận được nhưng đôi khi gây trở ngại cho các hoạt động thường ngày;
  • 3 điểm: Đổ mồ hôi gây khó chịu và thường xuyên gây trở ngại cho các hoạt động thường ngày;
  • 4 điểm: Đổ mồ hôi không thể chịu đựng được, luôn cản trở các hoạt động thường ngày.
  • Điểm 1 và 2 được xem là nhẹ, điểm 3 hoặc 4 được coi là nghiêm trọng và cần can thiệp đúng cách.

4. Khi nào cần phải xử lý bệnh?


Đổ mồ hôi quá nhiều có thể là một triệu chứng của các tình trạng rất nghiêm trọng khác. Vì thế, nếu bạn gặp phải một trong các triệu chứng dưới đây, hãy đi khám để tìm nguyên nhân và can thiệp kịp thời:

  • Đổ mồ hôi kèm theo sụt cân không chủ đích
  • Đổ mồ hôi chủ yếu xảy ra trong lúc ngủ
  • Đổ mồ hôi kèm theo sốt, đau ngực, tức ngực, khó thở và tim đập nhanh
  • Đổ mồ hôi kéo dài không rõ nguyên nhân
  • Tác hại của bệnh

Tăng tiết mồ hôi quá mức có thể gây những tác hại như:

  • Ngại giao tiếp: Đổ mồ hôi quá nhiều khiến người bệnh trở nên tự ti, ngại giao tiếp với người xung quanh, đôi lúc, đánh mất cơ hội nghề nghiệp cũng như né tránh mở rộng các mối quan hệ xã hội chỉ vì mặc cảm với đôi bàn tay đẫm nước.
  • Nhiễm trùng da: da ẩm ướt là “vùng” lý tưởng để các loại vi khuẩn, vi trùng, mụn cóc sinh sôi, đặc biệt ở những vùng da kín như bàn chân, nách, bẹn. Nếu chẳng may bị vết thương hở, bệnh nhân càng đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng cao.
  • Nhiễm nấm: thường gặp ở vùng da bẹn.
  • Bệnh nấm da chân: Đây là một bệnh nhiễm trùng do nấm phát triển ở bàn chân trong điều kiện ẩm ướt. Bệnh thường bắt đầu ở khe ngón chân, sau đó lan ra các vùng da khác.
  • Mùi hôi: Bản thân mồ hôi không tạo ra mùi khó chịu. Mùi này có nguồn gốc từ những chất mà vi khuẩn trên da tạo ra khi chúng tiếp xúc với mồ hôi. Mồ hôi ở vùng nách và bộ phận sinh dục dễ tạo mùi cơ thể nhất. Bên cạnh đó, những bệnh nhân mang giày cả ngày cũng dễ toát ra mùi khó chịu.

5. Xử lý tăng tiết mồ hôi bằng phương pháp bấm huyệt vùng phản xạ bàn chân


Xử lý tăng tiết mồ hôi bằng phương pháp bấm huyệt vùng phản xạ bàn chân hiệu quả vô cùng bất ngờ, sau 7 ngày trị liệu mà không phải can thiệp ngoại khoa hay dùng các thiết bị khác gây tốn kém chi phí.

Ưu điểm của phương pháp bấm huyệt vùng phản xạ bàn chân 

  • Đạt hiệu quả cao, lâu dài 
  • An toàn, không tác dụng phụ
  • Can thiệp xử lý không đau, không chảy máu
  • Thời gian điều tri ngắn, chỉ diễn ra trong khoảng 30-45 phút/ lần trị liệu
  • Chi phí cực rẻ chỉ với 300k/ lần trị liệu
  • Được truyền nghề miễn phí, thao tác đơn giản có thể làm thuần thục cho bản thân và những những cá nhân khác trong gia đình.
Đánh giá
Hãng sản xuất
Đạt hàng nhanh

Thông tin đặt hàng

Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Bạn chưa có tài khoản? Vui lòng đăng ký
Đăng ký
Bạn đã có tài khoản? Vui lòng đăng nhập

Bạn quên mật khẩu?

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây và chúng tôi sẽ gửi cho bạn một mật khẩu mới.