Cao huyết áp là bệnh gì không còn xa lạ đối với chúng ta hiện nay. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kì ai, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Bệnh tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạnh của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Cao huyết áp sẽ để lại nhiều biens chứng nguy hiểm mà chúng ta không thể chủ quan.
Hãy cùng dược sĩ online đến với những thông tin chính về bệnh dưới đây để hiểu hơn về bệnh lý này nhé.
1/ Cao huyết áp là gì?
Cao huyết áp hay còn được biết đến với cái tên tăng huyết áp. Hiểu đơn giản, đây là tình trạng áp lực máu đẩy vào thành động mạch tăng lên quá cao. Nếu áp lực này tăng lên cao theo thời gian, nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe.
Cao huyết áp được chia thành các dạng
- Tăng huyết độ 1: Nhìn chung, bạn sẽ được chẩn đoán tăng huyết áp độ 1 nếu huyết áp tâm thu từ 140-159mmHg, hoặc huyết áp tâm trương từ 90-99 mmHg. Nếu bị tăng huyết áp độ 1, các bác sĩ sẽ cân nhắc xem có cần dùng thuốc điều trị tăng huyết áp hay không. Dựa trên các yếu tố nguy cơ kết hợp. Thông thường, tăng huyết áp độ 1 sẽ được khuyên điều chỉnh lối sống trong vòng 6-12 tháng, sau đó đánh giá lại. Nếu huyết áp chưa được kiểm soát tốt sẽ dùng thuốc hạ áp để điều trị.
- Tăng huyết áp độ 2: Tăng huyết áp độ 2 hay còn gọi là tăng huyết áp mức độ vừa. Chẩn đoán khi giá trị huyết áp tâm thu từ 160-179 mmHg, hoặc huyết áp tâm trương từ 100-109 mmHg. Các trường hợp tăng huyết áp độ 2 phải uống thuốc huyết áp kết hợp với điều chỉnh lối sống. Như thế mới có thể giữ huyết áp ở mức an toàn và hạn chế biến chứng.
- Tăng huyết áp độ 3: Khi huyết áp tâm thu trên 180mmHg hoặc huyết áp tâm trương trên 110mmHg. Đây là tình trạng tăng huyết áp nặng hay nguy hiểm, thường đòi hỏi xử trí cấp cứu ngay để tránh tai biến xảy ra.
Một số loại cao huyết áp phổ biến hiện nay
- Cao huyết áp vô căn hay còn gọi là tăng huyết áp tự phát.
- Tăng huyết áp thứ phát.
- Cao tăng huyết áp tâm thu.
- Cao huyết áp thai kỳ.
Ngoài ra, bệnh cao huyết áp cũng thường gặp ở đối tượng như:
- Người cao tuổi: Cao huyết áp được xếp vào nhóm bệnh “lão hóa”, nghĩa là bệnh thường gặp ở những người cao tuổi từ 45 tuổi trở lên. Tuy nhiên, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa. Cao huyết áp ở người trẻ đang ngày càng gia tăng. Rất nhiều người trẻ mắc bệnh nhưng chủ quan không thăm khám. Điều trị gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe sau này.
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh cao huyết áp: Cao huyết áp có tính chất di truyền, Nếu trong gia đình bạn có người bị cao huyết áp thì khả năng mắc bệnh cũng cao hơn..
- Người ít vận động: Những người ít vận động dễ bị tích tụ cholesterol và mỡ thừa, hơn nữa cũng có xu hướng cao huyết áp hơn người bình thường.
- Người có chế độ dinh dưỡng mất cân bằng hay ăn quá nhiều muối. Nạp nhiều muối từ chế độ ăn - uống hàng ngày khiến cơ thể trữ nhiều nước hơn, gây cao huyết áp.
- Người thường xuyên uống rượu bia: Nếu lạm dụng nạp vào cơ thể lượng cồn quá cao sẽ gây cao huyết áp cũng những bệnh tim mạch liên quan.
- Căng thẳng, stress: Yếu tố tinh thần này được xem là nguyên nhân gây tăng huyết áp tạm thời. Nếu tình trạng này kéo dài. Bạn không chỉ phải đối mặt với tình trạng cao huyết áp. Mà hệ tiêu hóa hay tim mạch của bạn cũng bị ảnh hưởng.
- Cao huyết áp có nguy hiểm không?
- Huyết áp cao trong thời gian dài có thể nhiều gây hại cho cơ thể. Cụ thể như:
- Suy tim: Suy tim là một trong những biến chứng thường gặp của tăng huyết áp. Khi tim không thể bơm đủ máu cho cơ thể. Trái tim to ra và trở nên yếu hơn.
- Phình bóc tách động mạch: Một biến chứng nghiêm trọng khác có thể xảy ra bất kì ai mắc bệnh tăng huyết áp. Bệnh lý này có thể khiến bạn phải đối mặt với tình trạng chảy máu nội bộ. Thậm chí là đe dọa đến tính mạng.
- Suy thận: Tăng huyết áp khiến các mạch máu trong thận bị hẹp lại và gây suy thận
- Đột quỵ: Tăng huyết áp khiến động mạch bị hẹp ở một số nơi trong cơ thể. Từ đó khiến cho lưu lượng máu bị hạn chế. Gây ra đột quỵ, suy thận, đau tim,...
2/ Cao huyết áp triệu chứng
Các triệu chứng của huyết áp cao rất phức tạp. Tùy thuộc vào thể trạng từng người mà có biểu hiện khác nhau. Các triệu cơ bản của bệnh tăng huyết áp cao có thể kể đến như: Người bệnh cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, ù tai; Mất ngủ mức độ nhẹ; Đau vùng tim; Giảm thị lực; Thở gấp,…. Cụ thể như sau:
Nhịp tim không đều
Nhịp tim không đều và đập thình thịch được hiểu là tim đang đập nhanh hơn bình thường. Nhịp tim không đều thường gặp khi huyết áp cao hơn 140/90mmHg. Bởi, lúc này tim phải làm việc nhiều hơn và nhanh hơn. Nhằm đẩy máu vào mạch máu và duy trì việc cung cấp máu cho toàn bộ mô cơ thể.
Gặp vấn đề về thị lực
Tình trạng cao huyết áp mãn tính có thể gây tổn thương cho các mạch máu nhỏ mang máu đến mắt. Môt trong những bệnh lý tại mắt thường gặp là bệnh lý về võng mạc. Nếu không được điều trị sớm. Bệnh nhân có thể bị mất thị lực hoàn toàn. Ngoài ra, tăng huyết áp cũng có thể gây ra những tổn thương của dây thần kinh thị giác.
Nhức đầu
Khi huyết áp tăng cao sẽ gây tăng áp lực bên trong cranium. Từ đó gây ra những cơn đau đầu dữ dội. Đau đầu do cao huyết áp thường không thuyên giảm với thuốc giảm đau hiện tại. Đây là lý do tại sao bạn đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bị những cơn đau đầu dữ dội.
Chóng mặt
Bạn cần hết sức lưu ý, tình trạng chóng mặt đột ngột, cơ thể mất thăng bằng, buồn nôn hoặc việc đi lại khó khăn là những dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ. Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn tới đột quỵ.
Chảy máu mũi
Niêm mạc mũi có mạng lưới mạch máu dày đặc nhưng thành mạch lại đàn hồi kém. Khi áp lực trong mạch máu tăng lên sẽ khiến các điểm mạch trong mũi bị vỡ gây ra chảy máu mũi. Cao huyết áp ở người già thường gây chảy máu mũi. Trên thực tế, có không ít nhiều bệnh nhân vào viện vì chảy máu mũi mới phát hiện ra mình bị tăng huyết áp.
Khó thở
Khó thở là triệu chứng gặp ở rất nhiều bệnh khác nhau. Một trong những nguyên nhân có thể là do tăng huyết áp dẫn tới phù phổi cấp. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, tức thở, có thể trào bọt hồng ở miệng… Nếu đo huyết áp thấy chỉ số huyết áp tăng rất cao.
Sưng phù chân
Cao huyết áp có thể làm giảm chức năng thận, dẫn tới giữ nước và phù chân. Thậm chí có thể gây suy thận.
Việc nhận biết các triệu chứng của bệnh huyết áp sẽ giúp bạn có thể phát hiện cũng như phòng ngừa bệnh tốt nhất. Các triệu chứng trên chỉ được coi là những dấu hiệu để bệnh nhân tiến hành thăm khám sức khỏe. Do đó, để xác định chính xác tình trạng bệnh của mình. Bạn cần tiến hành thăm khám sớm cùng chuyên gia để được chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.
3/ Cao huyết áp nên làm gì?
- Trong khi chờ đợi bác sĩ tiến hành thăm khám hoặc đưa bệnh nhân tới bệnh viện thì các bạn nên thực hiện ngay các thao tác sau đây:
- Cho người bệnh nghỉ ngơi tại nơi thoáng đãng và đủ không khí. Hãy hướng dẫn người bệnh hít thở sâu và thả lỏng cơ thể.
- Nếu người bệnh bị nôn mửa, bạn hãy cho họ nằm nghiêng để tránh tắc nghẽn đường hô hấp.
- Không để bệnh nhân nói nhiều. Bởi vì khi nói, thanh quản và các cơ quan khác sẽ chịu ảnh hưởng làm cho huyết áp tăng càng cao.
- Trường hợp chỉ số huyết áp cao trên 180mmHg. Bạn hãy cho người bệnh uống ngay viên hạ huyết áp. Nếu huyết áp từ 200mmHg trở lên. Bạn có thể cho người bệnh uống kèm thuốc lợi tiểu. Trong trường hợp gấp bạn có thể nhanh chóng cho người bệnh uống một số loại nước dưới đây:
Nước chè xanh
Cao huyết áp uống gì cho hạ? Chè xanh chứa chất flavonoid giúp hạ huyết áp hiệu quả. Không những vậy, loại nước này còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ. Giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch cũng như lượng mỡ xấu cholesterol trong máu.
Nước ép cần tây
Bạn có biết, một số thành phần trong cần tây có tác dụng làm giãn mạch, giảm lipid máu, làm chậm nhịp tim. Có hiệu quả trong giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bạn nên uống nước ép cần tây mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe. Khi ổn định được huyết áp. Bạn sẽ cũng không cần phải quá lo lắng về nguy cơ tai biến mạch máu não.
Nước dừa
Nước dừa là loại nước chứa vitamin và các khoáng chất vô cùng dồi dào. Trong nước dứa có hàm lượng đường thấp. Nhưng lại chứa lượng lớn canxi, chloride và kali. Vì vậy mà loại nước này có tác dụng điều hòa huyết áp lại giải nhiệt rất tốt.
Sữa không đường
Sữa tươi không đường có chứa nhiều canxi và kali. Đây là hai khoáng chất có tác dụng hạ huyết áp một cách hiệu quả. Không những vậy, nó còn giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Người bị huyết áp cao có thể sử dụng sữa tươi ít béo hoặc không béo thay vì sử dụng sữa tươi nguyên chất.
Ngoài việc uống sữa, người bệnh cũng có thể sử dụng sữa chua. Loại thực phẩm từ sữa này cũng có tác động tích cực đến sức khỏe.
Nước cam
Nước cam rất giàu vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, trái cam còn rất giàu kali. Vì vậy người bị huyết áp cao nên thường xuyên uống nước cam.
4/ Lưu ý trong ăn uống cho người cao huyết áp
Chuyên gia khuyến cáo, những người mắc bệnh cao huyết áp cần hết sức lưu ý đến chế độ sinh hoạt thường ngày. Ngoài việc luyện tập thể dục, bạn cần lưu ý đến một số thực phẩm ăn uống hàng ngày.
Cao huyết áp ăn gì?
Các loại rau xanh
Không chỉ đối với người bị huyết áp cao. Rau xanh được xem là thực phẩm rất có ích cho tất cả mọi người. Bởi, rau xanh có chứa hàm lượng axit folic dồi dào cùng với nguồn kali phong phú. Kali trong rau xanh giúp thận hoạt động tốt hơn. Từ đó nâng cao đào thải lượng muối qua nước tiểu. Làm cho huyết áp giảm dần dần. Bạn có thể sử dụng rất nhiều các loại rau xanh để gây tránh nhàm chán trong mỗi bữa ăn như: Rau diếp; Rau chân vịt cải xoăn; Cải cầu vồng; Cải búp…
Các loại hạt
Các loại hạt không chỉ cung cấp kali mà còn chứa magie và nhiều khoáng chất khác cũng có tác dụng hạ huyết áp. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng các loại hạt tươi hoặc chưa được tẩm muối.
Cá béo
Các loại cá béo như: Cá hồi, cá thu có chứa nhiều axit béo omega-3 và là một nguồn protein nạc tuyệt vời. Cá béo tác dụng hạ huyết áp, giảm viêm và giảm nồng độ triglyceride “xấu” trong máu. Đặc biệt, trong cá hồi còn chứa vitamin D. Loại vitamin giống như hormone này có đặc tính có thể làm giảm huyết áp.
Cao huyết áp không nên ăn gì?
Các thức ăn có chứa hàm lượng muối cao
Người bị cao huyết áp không nên ăn mặn. Bởi, natri có trong muối ăn sẽ làm tiết ra nhiều dịch tế bào, làm tim đập nhanh và tăng cao huyết áp. Ngoài ra, người bị huyết áp cao không nên ăn dưa muối, cà muối, hành muối, kim chi,… Đây cũng là các món ăn không tốt cho người cao huyết áp vì chứa hàm lượng natri cao.
Các loại thực phẩm chứa nhiều năng lượng
Thực phẩm chứa nhiều năng lượng như: Đường glucose; Chocolate; Đường mía,... Có thể gây béo phì. Những người béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao lớn hơn người bình thường.
Mỡ động vật
Mỡ động vật rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, ăn quá nhiều mỡ động vật sẽ gây nên các vấn đề về sức khỏe. Bởi, chúng chứa nhiều cholestero. Làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp và các bệnh tim mạch. Vì vậy, người bị tăng huyết áp không nên ăn nhiều mỡ động vật
Nội tạng động vật
Nội tạng động vật có hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao hơn nhiều lần so với thịt. Khi nội tạng động được đưa vào trong cơ thể sẽ làm tăng mỡ máu. Gây hại cho tim mạch và tăng huyết áp.
Các chất kích thích
Người bị huyết áp cao không nên sử dụng các chất kích thích như: Rượu; Bia; Cà phê; Thuốc lá. Đặc biệt, trong thuốc lá có chứa nicotin gây kích thích hệ thần kinh giao cảm. Từ đó làm co mạch và gây tăng huyết áp.
5/ Chẩn đoán và xử lý bệnh cao huyết áp
Nếu triệu chứng cao huyết áp được phát hiện ở giai đoạn đầu, bệnh có thể được kiểm soát nhờ những thay đổi trong ăn uống, thói quen sinh hoạt và lối sống.
Chẩn đoán bệnh
Bệnh huyết áp cao có thể được chẩn đoán bằng các cách dưới đây:
• Khám lâm sàng: Chuyên gia sẽ dựa vào những triệu chứng tăng huyết áp, khảo sát các yếu tố nguy cơ, tiền sử bệnh, đo huyết áp bằng máy đo huyết áp.
• Khám cận lâm sàng: Xét nghiệm nước tiểu, điện tâm đồ, X-quang ngực, CT scan. Kiểm tra chỉ số huyết áp là cách giúp theo dõi sự bất thường của huyết áp
Một số lưu ý khi chuẩn bị kiểm tra huyết áp
• Không uống cà phê, hút thuốc khi chuẩn bị kiểm tra huyết áp.
• Nên đi vệ sinh trước khi đo huyết áp.
• Ngồi yên trong 5 phút trước khi kiểm tra.
Xử lý huyết áp cao
Hiện có 2 biện pháp chính thường được sử dụng trong điều trị cao huyết áp. Để được điều trị bệnh hiệu quả và phù hợp với tình trạng của bản thân. Bạn nên đến gặp chuyên gia để được thăm khám và lên phác đồ trị liệu cụ thể.
Dùng thuốc
Biện pháp này thường được áp dụng đối với những trường hợp bệnh tiến triển nặng. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc hạ huyết áp như:
- Thuốc giãn mạch.
- Thuốc lợi tiểu.
- Thuốc ức chế Beta.
- Thuốc ức chế hấp thụ canxi.
- Các chất ức chế men chuyển ACE.
- Tùy vào nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng cụ thể mà chuyên gia sẽ chỉ định loại thuốc cũng như liệu trình điều trị bệnh thích hợp.
Thay đổi lối sống
- Biện pháp này thường được chỉ định đối với những người mắc bệnh huyết áp cao ở mức độ nhẹ. Việc có một lối sống lành mạnh và khoa học sẽ giúp bạn kiểm soát chỉ số huyết áp tốt hơn.
- Người mắc bệnh cần dành thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi điều độ. Tránh lo âu và làm việc quá sức hay căng thẳng thần kinh kéo dài. Ăn uống khoa học và hạn chế sử dụng các thực phẩm gây tăng huyết áp.
- Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần tăng cường các hoạt động thể chất. Ví dụ như: Đi bộ; Đạp xe; Chạy bộ; Tập các bài tập vận động vừa phải 30 – 60 phút mỗi ngày.
Kết luận
Hy vọng, những chia sẻ về bệnh cao huyết áp trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng, tác hại cũng như những điều cần chú ý khi mắc bệnh.
Do dung lượng của bài viết có hạn nên nếu bạn còn thắc mắc hay cần được chuyên gia hỗ trợ. Hãy để lại lời nhắn ngay bài viết này để được bác sĩ tư vấn cụ thể và nhanh chóng nhất nhé.
Đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi để bảo vệ sức khỏe của bạn một cách tốt nhất.
Trân trọng cảm ơn!!