CSKH: 0764689868 Hỗ trợ trực tuyến
Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày Lễ, từ 6h00 - 22h00

Bán Hàng Showroom

Để đóng góp ý kiến, khiếu nại, thắc mắc về sản phẩm và dịch vụ, quý khách vui lòng Click Gửi ý kiến Hoặc gọi số hotline: 0981855227

TIỂU ĐƯỜNG VÀ BIẾN CHỨNG

  • 07/02/2023

Bệnh nhân tiểu đường có xét nghiệm đường huyết HbA1c cao có thể tăng nguy cơ đột quỵ, gặp vấn đề thị lực, bệnh tim mạch và có thể dẫn đến tử vong. HbA1c (A1C) là xét nghiệm máu xác định mức đường huyết trung bình của cơ thể trong 2-3 tháng nhằm theo dõi kế hoạch điều trị cho bệnh nhân tiểu đường. Chỉ số A1C tương ứng với tình trạng sức khỏe như người bình thường dưới 5,7%; tiền tiểu đường từ 5,7-6,4%; bệnh nhân tiểu đường từ 6,5% trở lên. Mức A1C trên 7% sẽ tăng khả năng biến chứng do bệnh tiểu đường. Nếu không kiểm soát tốt, lượng đường trong máu cao tăng khả năng xuất hiện biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, tổn thương thần kinh, bệnh thận và bệnh nướu răng.

 

 

1. Bệnh tim và đột quỵ

  • Lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng các mạch máu và dây thần kinh kiểm soát tim dẫn đến bị bệnh tim ở bệnh nhân tiểu đường tuýp hai, phổ biến của biến chứng này là bệnh mạch vành. Nguyên nhân do tích tụ các mảng bám trong thành động mạch vành, các mạch máu cung cấp oxy và máu cho tim. Mảng bám được tạo thành từ cặn cholesterol, làm bên trong động mạch bị thu hẹp và giảm lưu lượng máu. Lưu lượng máu đến tim giảm có thể gây ra cơn đau tim.
  • Những người mắc bệnh tiểu đường cũng có nhiều khả năng mắc các bệnh khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim gồm huyết áp cao, quá nhiều cholesterol xấu, chất béo trung tính cao góp phần làm cứng động mạch. Theo một nghiên cứu của Anh, lưu lượng máu lên não giảm có thể dẫn đến đột quỵ. Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ đột quỵ và tỷ lệ tử vong cao hơn các trường hợp khác.

2. Vấn đề thị lực

  • Nghiên cứu đăng trên Thư viện Y khoa Mỹ chỉ ra rằng, bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương cho mắt dẫn đến thị lực kém và mất thị lực. Nguyên nhân do lượng đường trong máu của bạn luôn ở mức cao theo thời gian có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ ở phía sau mắt của bạn. Các mạch máu bị tổn thương có thể bị rò rỉ chất lỏng và gây sưng tấy. Bệnh mắt do tiểu đường gồm võng mạc tiểu đường, giữ nước trong võng mạc, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.
  • Biến chứng về mắt thường không có dấu hiệu cảnh báo. Người lớn mắc bệnh tiểu đường tuýp một nên khám mắt trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán và khám thường xuyên hơn mỗi năm. Bệnh nhân tiểu đường tuýp hai nên khám mắt ngay sau khi được chẩn đoán và khám định kỳ hàng năm.

3. Tổn thương thần kinh

  • Lượng đường trong máu cao làm tổn thương những dây thần kinh có thể ngừng gửi tín hiệu đến các bộ phận khác của cơ thể. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, bệnh thần kinh do tiểu đường gây ra các vấn đề về sức khỏe, từ tê nhẹ đến đau và dần bạn khó hoạt động như bình thường. Một số bệnh thần kinh thường gặp như tổn thương dây thần kinh ngoại biên, tổn thương thần kinh tự chủ, tổn thương dây thần kinh gần, tổn thương dây thần kinh khu trú.
  • Bệnh nhân tiểu đường chú ý những triệu chứng liên quan đến tê, buồn nôn, tay hoặc chân yếu để kịp thời phát hiện những nguy hiểm mà hệ thần kinh đang mắc phải. Tuy nhiên, giống như các biến chứng khác, giữ chỉ số đường huyết ổn định là cách giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn tổn thương thần kinh.

4. Bệnh thận và bệnh về nướu

  • Đường huyết cao có thể làm hỏng các mạch máu trong thận, khiến chúng ngừng hoạt động. Điều này làm tăng nguy cơ hỏng thận ở bệnh tiểu đường có huyết áp cao. Bệnh nhân tiểu đường có đường trong nước bọt. Do đó, răng và nướu của họ tiếp xúc với nhiều đường hơn tạo điều kiện cho vi trùng và mảng bám phát triển gây kích ứng nướu và các bệnh về nướu gồm viêm nướu, nhiễm nấm miệng, khô miệng...
  • Một số dấu hiệu đầu tiên của bệnh nướu răng là nướu bị sưng, mềm hoặc chảy máu. Đôi khi, bạn có thể không có dấu hiệu nào của bệnh nướu răng. Bạn có thể không biết mình mắc bệnh cho đến khi nướu bị tổn thương nghiêm trọng. Khám răng định kỳ 2 lần trong năm để làm sạch và kịp thời điều trị nếu nướu hoặc răng gặp vấn đề.

5. Phòng ngừa biến chứng

  • Có nhiều cách quản lý lượng đường trong máu để giảm chỉ số A1C và giảm nguy cơ biến chứng. Dưới đây là một số gợi ý cho người bệnh.
  • Chế độ ăn uống phù hợp
  • Ăn uống lành mạnh theo quy tắc đĩa thức ăn: nửa đĩa rau, 1/4 protein (chất đạm) và 1/4 ngũ cốc nguyên hạt giúp duy trì chỉ số A1C ở mức hợp lý. Một số đồ ăn nhẹ lành mạnh có thể giảm chỉ số A1C như quả mọng, trứng, sữa chua, táo... Bạn có thể hỏi các chuyên gia dinh dưỡng để thiết lập chế độ ăn cân bằng, phù hợp với tình trạng bệnh.
Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Bạn chưa có tài khoản? Vui lòng đăng ký
Đăng ký
Bạn đã có tài khoản? Vui lòng đăng nhập

Bạn quên mật khẩu?

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây và chúng tôi sẽ gửi cho bạn một mật khẩu mới.