CSKH: 0764689868 Hỗ trợ trực tuyến
Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày Lễ, từ 6h00 - 22h00

Bán Hàng Showroom

Để đóng góp ý kiến, khiếu nại, thắc mắc về sản phẩm và dịch vụ, quý khách vui lòng Click Gửi ý kiến Hoặc gọi số hotline: 0981855227

Đột quỵ và những điều cần biết để phòng tránh

  • 17/02/2023

Đột quỵ có thể gây ra các khuyết tật ngắn hạn và dài hạn như tê liệt, các vấn đề về kiểm soát cử động, rối loạn cảm giác như mất khả năng xúc giác, mất kiểm soát bàng quang, các vấn đề về sử dụng hoặc hiểu ngôn ngữ, các vấn đề về suy nghĩ và trí nhớ. Bị đột quỵ ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày, nhưng có nhiều cách giúp giảm thiểu rủi ro và ngăn ngừa đột qu

 

Điều cần biết về đột quỵ

  • Jason Tarpley, nhà thần kinh học về đột quỵ, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ và Mạch máu Thần kinh của Viện Khoa học Thần kinh Thái Bình Dương, cho biết: "Đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc tắc nghẽn động mạch não có nhiều nguyên nhân khác nhau. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Nguyên nhân thường do rối loạn tim mạch gọi là rung tâm nhĩ, xơ vữa động mạch cảnh hoặc bệnh ở các động mạch nhỏ của não. Mặt khác, đột quỵ ở người trẻ có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân phổ biến nhất của đột quỵ ở người trẻ là bệnh lý dị dạng mạch máu não".
  • Đột quỵ có thể thay đổi từ rất nhẹ đến rất nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong. Các loại đột quỵ nghiêm trọng nhất là do tắc nghẽn mạch máu não.

Đột quỵ nhẹ cũng nghiêm trọng

  • Nhà thần kinh học Reza Bavarsad Shahripour giải thích: "Đột quỵ nhẹ là khi bệnh nhân trải qua một thời gian tạm thời thiếu lưu lượng máu đến vùng não và não, các triệu chứng cũng là tạm thời. Có thể mất vài phút đến vài giờ, thường trong vòng 24 giờ, các triệu chứng của bệnh nhân sẽ hết. Chúng tôi thường gọi đó là TIA hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua, nhưng bác sĩ lâm sàng thường gọi nó là cơn đột quỵ nhẹ để nhắc nhở bệnh nhân thực tế là bạn đã bị một dạng đột quỵ. Vì vậy, chúng tôi luôn phải cẩn thận về các yếu tố rủi ro, thuốc men và lối sống của bạn".
  • Sự khác biệt giữa đột quỵ và đột quỵ nhẹ là bệnh nhân thường có các triệu chứng giống nhau trong vài phút hoặc vài giờ. Sinh lý bệnh hoặc cơ chế đột quỵ là giống nhau và nguồn cơn đột quỵ có thể từ tim (như rối loạn nhịp tim, suy tim, rung nhĩ), bệnh động mạch cảnh, tăng huyết áp mạn tính và những thay đổi mạch máu nhỏ trong não.
  • Đột quỵ nhẹ thường hồi phục tốt trong 24 giờ đầu tiên và bệnh nhân không có thêm bất kỳ triệu chứng hoặc suy giảm nào. Trong vài tuần và vài tháng đầu tiên sau khi bị đột quỵ nhẹ, họ có nguy cơ bị đột quỵ cấp tính cao hơn và đó là lý do họ cần được bác sĩ, gia đình theo dõi chặt chẽ tại nhà.
  • 80% đột quỵ có thể phòng ngừa

Chúng ta có thể ngăn ngừa tới 80% số ca đột quỵ bằng những thay đổi lối sống sau:

  • Từ bỏ hút thuốc.
  •  Đo huyết áp hàng ngày nếu bạn bị huyết áp cao. Hãy luôn viết chỉ số huyết áp vào cuốn nhật ký mỗi ngày.
  • Ăn theo chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải giàu trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, cá và các loại hạt.
  •  Tập thể dục dưới mọi hình thức, ngay cả khi chỉ là 10 phút mỗi ngày.
  • Biết lượng cholesterol của bạn. Nếu bạn đã bị đột quỵ, hãy nhắm đến lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL dưới 70 mg/dL. Biết các con số của bạn và hợp tác với bác sĩ để theo dõi định kỳ và dùng thuốc điều chỉnh.
  • Theo tiến sĩ Reza Bavarsad Shahripour, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và thay đổi lối sống, chế độ ăn uống giúp giảm đáng kể nguy cơ tái phát đột quỵ và đột quỵ nhẹ trong 1-5 năm đầu sau đột quỵ.
Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Bạn chưa có tài khoản? Vui lòng đăng ký
Đăng ký
Bạn đã có tài khoản? Vui lòng đăng nhập

Bạn quên mật khẩu?

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây và chúng tôi sẽ gửi cho bạn một mật khẩu mới.