Nóng bừng là hiện tượng thường xuyên xảy ra trong thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ, nhưng trong nhiều trường hợp đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch.
Trong một nghiên cứu năm 2013 được đăng tải trên trang JAMA Internal Medicine, các nhà khoa học đã phát hiện ra khoảng 45% nam giới và 55% nữ giới có triệu chứng nóng bừng vùng cổ, đầu và ngực đều được chẩn đoán mắc hội chứng mạch vành cấp tính.
Trong nghiên cứu nói trên của trang JAMA, 24% nam giới và 27% nữ giới mắc bệnh mạch vành đều có hiện tượng thường xuyên hoa mắt chóng mặt.
Khi bạn vận động cơ thể như tập thể hình hay đi bộ nhiều tầng hẳn sẽ có cảm giác hụt hơi, đó là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bị khó thở lúc cúi người hoặc đứng lên thì chắc chắn chúng ta cần lưu ý. Nghiên cứu chỉ ra rằng chứng khó thở, thở dốc hoặc hết hơi là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim phổ biến thứ 4
Bệnh đau tim cũng gây nên chứng đau lưng ở người bệnh. Nếu là phụ nữ thì bạn càng nên chú ý hơn đến hiện tượng này: Chỉ có 27% nam giới mắc bệnh tim gặp phải triệu chứng này, trong khi con số nữ giới gặp phải cao hơn nhiều - lên tới 43%.
Nhiều người thường bỏ qua dấu hiệu này, nhưng theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, đây là triệu chứng khá phổ biến ở những người có nguy cơ bị đau tim. Số lượng người gặp phải triệu chứng này là 13% ở nam giới và 24% ở nữ giới.
Buồn nôn, khó tiêu, đau hoặc khó chịu dạ dày là một trong những dấu hiệu cảnh báo đau thượng vị và nhồi máu cơ tim. Trên kết quả nghiên cứu hơn 2000 ca đau tim năm 2018, 67% số bệnh nhân nữ và 53% bệnh nhân nam gặp phải triệu chứng này.
Nếu bạn thường xuyên đổ mồ hôi nhiều - kể cả trong thời tiết lạnh, đừng chủ quan mà hãy đến ngay phòng khám để kiểm tra. Có rất nhiều bệnh nhân đau tim cho biết họ thường xuyên bị đổ mồ hôi khó kiểm soát.
Không bị đau tức ngực không có nghĩa là có thể chủ quan về sức khỏe tim của bạn. Bác sĩ David Gatz, thuộc khoa cấp cứu Trung tâm y tế Mercy tại Baltimore, đã lưu ý rằng: "Nhồi máu cơ tim không chỉ biểu hiện qua một hay hai dấu hiệu. Nhiều khi bệnh nhân không hề bị đau hay khó chịu ở ngực, nhưng lại bị ở vùng cổ gáy hoặc cánh tay".
Lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi và mất hết sức lực một phần có thể do bạn thiếu ngủ, nhưng cũng có thể do sức khỏe tim của bạn đang có vấn đề. Theo bác sĩ Gatz: "Một vài bệnh nhân đau tim cho biết họ cảm giác cơ thể đang yếu dần đi, thậm chí có cảm giác như sắp chết."
Ngủ đủ giấc trong từ 7-8 tiếng mỗi ngày là thay đổi nhỏ đầu tiên giúp bạn phòng ngừa bệnh lý tim mạch. Lý do là vì thức khuya, thiếu ngủ không những làm hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu dần mà còn tăng tỉ lệ mắc bệnh tim mạch.
Khi thiếu ngủ, các mạch máu co lại, huyết áp tăng, tạo áp lực lên tim nhiều hơn. Đây là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý tim mạch như: bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, cao huyết áp…
Để ngủ sâu và ngon hơn, bạn hãy đi ngủ đúng giờ, không thức quá khuya, tránh ăn no hoặc uống nhiều nước trước khi ngủ.
Một chế độ ăn hợp lý sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Trong đó, bạn cần lưu ý một số điều sau để phòng chống nguy cơ mắc bệnh tim mạch:
Theo GS.TS.BS. Đỗ Doãn Lợi, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam chia sẻ "Người trẻ cần dành thời gian hoạt động thể lực từ 30 - 60 phút/ngày, ít nhất 4 ngày/tuần, tốt nhất là đều đặn hàng ngày để tăng cường sức khỏe tim mạch".
Bạn có thể thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng như chạy bộ, đạp xe, bơi lội, yoga rất tốt cho sức khỏe trái tim, phòng tránh bệnh mạch vành, đột quỵ.
Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây và chúng tôi sẽ gửi cho bạn một mật khẩu mới.